Có thể bạn chưa biết, người dân Nhật Bản từ lâu đã coi đôi đũa trở thành một vật thiêng liêng và vô cùng quan trọng, họ có cả quy tắc sử dụng đũa trong bữa ăn. Do đó với các bạn thực tập sinh hay du học sinh đang có mong muốn đến đây học tập và làm việc thì đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây. Nghe và nói thì dễ nhưng mọi thứ đều là nghệ thuật, cùng xem những điều cơ bản về nguyên tắc này
Thứ nhất: Không được cắn hoặc liếm đầu đũa
Việc làm này sẽ làm giảm tuổi thọ của đôi đũa và khiến dấu răng lưu lại trên đũa. Hơn nữa nó cũng vô cùng mất vệ sinh khi nước bọt dính lại trên đũa sau đó lại gắp thức ăn vào bát chung. Khiến người dùng cơm cùng sẽ không thoải mái, nên lưu ý để tránh việc làm này ra các bạn nhé.
Thứ hai: Không đưa thẳng thức ăn vào miệng khi mới gắp lên
Nguyên tắc chung là đưa thẳng vào bát trước rồi mới đưa lên miệng, đây là phép lịch sự tối thiểu vì suy cho cùng ăn như vậy cũng sạch sẽ hơn rất nhiều đặc biệt là ăn những món ăn có nước.
Thứ ba: Không khua đũa trên đĩa đựng thức ăn
Hành động này thể hiện sự tham lam, chọn món ăn mình thích và để lại món ăn mình không thích. Nếu là bạn nhìn thấy người khác làm như thế này bạn có thấy hài lòng hay không?
Thứ tư: Không nối đũa
Ở Nhật Bản người ta có nghi thức dùng đũa để di chuyển phần xương của người đã khuất cho nhau. Nên nếu trong lúc dùng bữa nếu bạn làm như thế này thì sẽ khiến người khác gợi lại hình ảnh tang lễ, rất kiêng kị các bạn nhé.
Thứ năm: Xiên thức ăn bằng đôi đũa của mình
Người Nhật cho rằng việc cắm đôi đũa vào món ăn thể hiện sự không tôn trọng người đầu bếp làm ra món ăn đó. Dùng đũa gắp thức ăn sẽ lịch sự hơn nhiều các bạn nhé.
Thứ sáu: Không dở đầu đũa khi gắp thức ăn từ đĩa thức ăn chung
Chúng ta thương quan niệm khi gắp thức ăn cho người khác phải trở đôi đũa mới lịch sự, thế nhưng với người Nhật do đôi đũa của họ thiết kế quá ngắn nên gần như chắc chắn tay bạn đã chạm vào phần cuối của đũa. Nếu trở lại và gắp thức ăn thì bạn thấy nó mất vệ sinh thế nào rồi đấy nhé.
Thứ bảy: Không cắm đũa vào bát cơm
Cắm đũa vào bát cơm chỉ được sử dụng cho người chết cũng như trong đám tang nên đây là điều cực kì kiêng kị.
Thứ tám: Khi đang ăn không để đũa ngang miệng bát
Hành động này chỉ được dùng khi bạn ăn đã no và không muôn dùng bữa nữa. Do đó nếu tạm dừng gắp thức ăn thì bạn hãy gác chúng lên kệ gác đũa nhé.
Thứ chín: Không cầm bát lên và và cơm trực tiếp lên miệng
Người Việt thường có thói quen này nhưng ở Nhật lại là điều rất tối kị. Mặt khác gạo ở Nhật có độ dẻo và độ dính cao nên bạn không cần phải hành động như thế này. Hãy gắp từng miếng nhỏ cho vào miệng các bạn nhé.
Thứ mười: Không di chuyển đũa hướng đến người đối diện khi đang nói chuyện
Nhiều bạn có thói quen di chuyển đôi đũa qua lại khi nói chuyện trong mâm cơm. Không chỉ ở Nhật thói quen này kiêng kị mà ở bất kì quốc gia nào khác cũng kiêng kị hành động này
Mười một: Không cầm đồng thời bát cơm hay bát canh cùng đôi đũa đang ăn
Khi uống canh thì bỏ hẳn đũa xuống, bởi cầm theo đôi đũa khi uống sẽ gây sự vướng víu, không đẹp mắt. Lưu ý điều này các bạn nhé.
Nguyên tắc cuối cùng: Khi cầm đũa và tách ra để dùng, nên tránh cầm đôi đũa theo chiều hướng trước mặt và tách sang hai bên. Nên cầm theo hướng ngang và tách ra theo hướng từ trên xuống.
Một số người mới nghe qua sẽ cảm thấy rườm rà và có phần cản trở việc thưởng thức món ăn một cách tự nhiên nhưng khi đến Nhật Bản thì phải lưu tâm tất tần tật những điều trên các bạn nhé. Đặc biệt là các bạn thực tập sinh và lưu học sinh, bỏ túi ngay các nguyên tắc này để không gây bất cứ lỗi lầm nào khi ăn cơm với người Nhật, hãy thể hiện bản thân là người tôn trọng nét văn hóa đẹp trong ẩm thực xứ sở hoa anh đào.