Đi du học về vẫn có khả năng thất nghiệp cao

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường ai cũng ấp ủ trong mình ước mơ được đặt chân lên chân trời mới để học tập. Thế nhưng con đường đi du học thì không phải hoàn toàn màu hồng như những gì kỳ vọng và tưởng tượng. Có một sự thật đó là đã không ít du học sinh phải bàng hoàn khi về nước mà vẫn ở nhà chờ bố mẹ nộp đơn xin việc, nếu tự đi tìm việc thì bấp bênh với mức thu nhập không bằng sinh viên học ở trong nước.

Thực trạng đáng báo động này hiện nay như thế nào, cùng điểm qua hai ví dụ điển hình sau đây:

Thấy con trai du học ở Mỹ về mà cả năm vẫn chưa xin được việc, tốn gần 5 tỷ đồng cho con ăn học mà giờ vẫn phải lo xin việc. Sốt ruột khi thấy con chỉ quanh quẩn ở nhà, Ông Thăng (Nam Từ Liên, Hà Nội) quyết rút nốt tiền tiết kiệm chạy cho con vào một cơ quan nhà nước.

Tốt nghiệp năm 2015 với ngành tài chính ngân hàng ở Mỹ, sau mấy tháng ở lại nhưng không xin được việc con trai ông Thăng phải về nước.  Hồ sơ xin việc của chàng trai 23 tuổi được rải đi nhiều nơi, nhưng nơi thì từ chối vì không có kinh nghiệm, nơi thì trả lương quá thấp.

Cả nhà ông Quân ở Hoàng Hoa Thám, HN thì xáo trộn cả năm nay khi cậu con trai đi du học Châu Âu về nhất định không vào làm ở một công ty do bố mẹ nhắm mà lại đòi đi tu.

Khi bố mẹ thúc ép đi làm, cậu con trai còn phản đối quyết liệt bằng cách dọa tự tử. Bố mẹ đang phải cầu cứu nhà tâm lý để mong lay chuyển được ý định của con….

Nguyên nhân nào dẫn đến thực tế phũ phàng này:

  • Đi du học nhưng không chịu học hành tử tế: Rất nhiều sinh viên đi học chỉ với mục đích thoát khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ, để được trải nghiệm môi trường sống mới…Một số bộ phận du học sinh đi du học là để đi làm kiếm tiền, không cân bằng được việc học và việc làm, kĩ năng thì không có, ngoại ngữ thì hạn hẹp dẫn đến tình trạng nợ môn, không lấy được bằng hay tấm bằng quá kém. Thật khó để nhà tuyển dụng có thể chấp nhận các đối tượng này vào làm việc.
  • Tự tin với cái “mác” du học của bản thân: Nhiều bạn nghĩ rằng đi du học về nước là phải được làm ở vị trí cao trong các công ty lớn, đó là CEO hay trưởng phòng, hay giám đốc điều hành… Thực tế thì kinh nghiệm không có, kĩ năng hạn hẹp. Mức lương của các doanh nghiêp Việt Nam cũng không cao như ở nước ngoài, nhiều bạn chán nản không nhận việc vì thế số lượng các du học sinh về nước và thất nghiệp không hề hiếm.
  • Không quen với thói quen văn hóa và phong cách làm việc ở trong nước: Mỗi quốc gia có một đặc thù khác nhau về môi trường làm việc, giao tiếp nội bộ, tác phong, quy tắc. Các kiến thức chắt lọc ở nước ngoài thật khó áp dụng về trong nước, dù nó rất phù hợp ở nước ngoài những cũng bất khả thi khi áp dụng ở Việt Nam. Nhiều bạn trở nên bỡ ngỡ và lạc lõng, không thể tìm được hướng đi cho bản thân. Chọn cách về nước để cống hiện mà thật khó khi bản thân vẫn không thể thích nghi.

Giải pháp nào tháo gỡ thực trạng này:

  • Đừng tự mình từ chối công việc: Tình trạng thừa thầy thiếu thợ là thực trạng chung hiện nay, đừng nhìn bằng bằng cấp mà tìm việc, đừng kén chọn, hãy làm bất cứ công việc gì có thể, xuất phát từ điểm số 0 cũng được, nếu có năng lực thực sự thì cơ hội phát triển công việc sẽ nằm trong tầm tay.
  • Khắc phục sự kém cỏi về ngoại ngữ, kinh nghiệm, kĩ năng: Nếu đã xác định đi du học thì cần trau dồi và tích lũy kiến thức chuyên môn cập nhập và hàng loạt các kỹ năng nghề nghiệp lẫn kỹ năng mềm khác mà chương trình đào tạo trong nước chưa đáp ứng. Và điều đương nhiên là yếu tố ngoại ngữ cũng không thể bỏ qua. Nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn này thì chuyện tìm được một công việc tốt và lương cao là kết quả tiếp theo nếu các bạn làm được các điều trên.
  • Gia đình và học sinh cần có định hướng ngay từ đầu: Trước khi cho con đi du học cha mẹ cần chú ý hướng nghiệp dựa trên sở thích, năng lực của con và điều kiện thực tế của gia đình, môi trường sống. Nhiều người bắt con phải học theo ngành này để sau này ra trường hướng cho con vào một công việc định trước dù con năng lực còn hạn chế hoặc không hề muốn. Vì thế cần nhất quán và nhất quan quan điểm của con cái và mong muốn của bố mẹ, tránh gây hậu quả không đáng có về sau.

Trong xu thế toàn cầu hóa, nhu cầu về nhân lực chất lượng cao tại các nước phát triển là rất quan trọng, dẫu biết rằng với tấm bằng quốc tế giúp bạn không khó để tìm được một công việc như ý, nhưng điều này chỉ đúng khi các bạn có kỹ năng và kinh nghiệm. Đừng để bản thân vướng bận vào hai chữ “thất nghiệp”, sự lựa chọn và quyết định ở  các bạn mà thôi. Chúc tất cả các bạn du học sinh sau khi trở về nước sớm tìm được một công việc như mong muốn cho bản thân mình!

Bình luận