Những đối tượng nào không nên đi du học

Du học – một khái niệm không còn xa lạ, được đặt chân lên môi trường mới để sinh sống và học tập là ước mơ của biết bao học sinh hiện nay. Nhanh thì 1-2 năm, hơn thì 4-5 năm, khoảng thời gian không dài nhưng nó đủ để làm thay đổi bộ mặt của người tham gia. Số lượng người đăng kí chương trình này và thành công rất nhiều, bên cạnh đó có một sự thật đáng buồn khi vẫn còn tỉ lệ du học sinh về nước nhưng vẫn dậm chân tại chỗ chiếm tỉ trọng cao.

Du học là cơ hội để học sinh được trau dồi kiến thức, kỹ năng ở môi trường văn hóa mới. Nhiều người vẫn có quan niệm du học không có gì  khó khăn nhưng đằng sau ánh hào quang mà nhiều người tự vẽ lên là cả một vấn đề cần phân tích. Thế hệ trẻ thanh niên hiện nay năng động và tự tin rất nhiều, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để tham gia chương trình này. Vậy AI là người không nên đăng kí đi du học:

  • Quen sống trong vỏ bọc của bố mẹ ngay từ nhỏ: Quyết định đi du học bắt buộc người tham gia phải trưởng thành, phải tự lo mọi thứ, chủ động từ việc nhỏ đến việc lớn. Hay nói đúng hơn du học chính là tự lập. Với nếp sống có bố mẹ bao bọc chỏ che từ khi mới lọt lòng, không phải lo lắng bất cứ việc gì dù là nhỏ nhất khiến nhiều bạn du học sinh bị vỡ mộng khi tham gia chương trình này, không lường hết được những khó khăn mà mình phải đối mặt dẫn đến phải về nước sớm, không thể tiếp tục con đường chinh phục ước mơ ở chân trời mới. Theo chúng tôi các bậc phụ huynh nên tư vấn và chuẩn bị tâm lý trước cho con cái của mình, chuẩn bị hành trang tâm lý vững vàng, tiếp thêm sức mạnh để con đường du học của con trở nên thật dễ dàng.
  • Con nhà lính tính nhà quan: Du học không phải chỉ đơn thuần là đi học, mà phần lớn du học sinh tham gia đều phải đi làm thêm để có kinh phí trang trải cuộc sống. Chuyện những du học sinh đi học phải sống cực khổ, làm thêm, ngủ gật trên lớp không phải là điều gì xa lạ. Những du học sinh sống thoải mái ở nơi đất khách nhờ tài chính gia đình mạnh rất hiếm, mà phần lớn phải tự trang trải chi phí. Bạn có quyền nuôi nấng ước mơ du học cho dù sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh không mấy khá giả, tuy nhiên nếu bạn đang có tính cách kiểu “con nhà lính tính nhà quan” thì môi trường du học không hề phù hợp.
  • Mù tịt thông tin về chương trình du học: Thông tin về ngành, trường, đất nước… du học rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thế mà có nhiều bạn lại không đủ kiên nhẫn để đọc và tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về nơi mình tới. Những đối tượng này theo chúng tôi không nên đi du học. Nếu không tìm hiểu, chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt thông tin cũng như tinh thần để thích nghi ở nơi ở mới thì hậu quả là cảm thấy lạc lõng, cô lập, không tính toán kỹ về lối sống, sinh hoạt nên lúc qua đến nơi cảm thấy đuối khi gặp vấn đề.
  • Từ lâu đã không có ý định đi du học: Nhiều bạn đi du học vì mong muốn của bố mẹ, với hy vọng con cái được đổi đời nên nhiều bạn bấp chấp tham gia dù bản thân không mong muốn. Vì không có niềm đam mê nên không muốn tìm hiểu kĩ thông tin cho bản thân mà phó mặc mọi thứ. Để khi gặp tình huống khó khăn rất khó xử lý, rồi đến lúc cảm thấy không phù hợp được nữa lại có nguy cơ chuyển nhà chuyển trường, rồi cuối cùng lại về nước. Chính vì thế hãy suy nghĩ và có sự cân nhắn cẩn thận trước khi quyết định

Thoát khỏi vùng an toàn của bản thân cũng là một trải nghiệm tốt, tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều đó. 2 năm, 3 năm, hay 5 năm đi chăng nữa thì đây là việc mà các bạn phải tốn rất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cũng như chắt lọc thông tin trước khi đưa ra quyết định cho mình.

Trên đây là một vài lời khuyên, không hoàn toàn nhưng để phần nào các bạn thấy bản thân mình cần phải bổ sung những gì, hoàn thiện những gì. Bạn hãy cố gắng đánh giá được năng lực bản thân, mức độ hòa nhập và khả năng chịu học hỏi của mình, tiếp thu cái mới. Trên những tiêu chí đó, để đưa ra cho mình sự lựa chọn sáng suốt, để con đường du học trở nên thật dễ dàng.

Bình luận