Không phải đương nhiên mà Nhật Bản được xem là quốc gia sạch nhất thế giới

Ở Nhật Bản, người ta sẽ phải đi bộ một quãng đường có khi cả chục cây số may ra mới tìm được một chiếc thùng rác công cộng. Tìm kiếm một chiếc thùng đựng rác đã khó, thế nhưng tìm một loại rác bẩn ở trên đường lại càng khó hơn. Một câu hỏi lớn được đặt ra là vì sao không có thùng rác, mà đường phố ở Nhật Bản vẫn rất sạch sẽ đến như thế?

Trước tiên hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vì sao người Nhật ít sử dụng thùng rác công cộng mà đường phố của họ vẫn xanh-sạch-đẹp?

(Đường phố ở Nhật Bản luôn trong trạng thái sạch sẽ, thoáng mát)

Thực tế, việc người Nhật bỏ thùng rác công cộng lại xuất phát từ một vụ khủng bố diễn ra cách đây gần 23 năm. Ngày 20/3 năm 1995, một nhóm khủng bố gồm 5 người thuộc giáo phái Shinrikyo đã phát tán loại khí độc, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của con người. Hậu quả của vụ khủng bố khiến 13 người thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương.

Trước tình hình này, giới chức Nhật Bản đã ban hành biện pháp an ninh khẩn cấp, đó là loại bỏ thùng rác công cộng để hạn chế những kẻ khủng bố có thể giấu vũ khí trong đó. Đây là lý do ở Nhật Bản người ta rất khó có thể bắt gặp chiếc thùng rác công cộng trên đường phó, nếu thấy chỉ có tập trung ở các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi.

Do vậy, nếu không có thùng rác công cộng, họ sẽ mang rác về nhà để PHÂN LOẠI. Và quy trình phân loại rác của họ vô cùng nghiêm ngặt. Rác được chia thành 4 loại chính, bao gồm: rác cháy được, rác không cháy được, rác ngoại cỡ và cuối cùng là các loại rác có chai lọ thủy tinh…

(Khó có thể tìm được cọng rác nào ở Nhật Bản)

  • Rác cháy được bao gồm: các loại rác nhà bếp như rau củ, thịt cá; rác giấy như giấy vệ sinh, tác giấy, gấy gói thực phẩm, gỗ, cao su và các loại quần áo cũ…
  • Rác không cháy được bao gồm: những vật dụng bằng nhựa dài như ống nhựa, dây nhựa, băng video… hay các chai lọ nhựa, vật dụng bằng sứ, kim loại, thủy tinh vở
  • Rác ngoại cỡ như chạn để cốc chén, kệ sách, sofa, máy hút bụi, xe đạp…
  • Rác liên quan đến chai lọ, vỏ lon: gồm những loại vỏ nhôm, thiếc, chai lọ thủy tinh…

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản  cũng đã ban hành một số quy tắc nghiêm ngặt trong quy trình xử lý rác, với quy tắc này 100% người dân bắt buộc phải tuân theo, và dường như việc làm này được xem là nếp sống thường ngày của họ.  Người dân còn phải nhớ lịch trình thu rác, vì các loại rác sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau.  Vào đầu năm, các trạm chung chuyển sẽ phát cho mỗi gia đình mà họ phụ trách vệ sinh một tờ lịch tường, ghi rõ mỗi ngày gom và vận chuyển loại rác nào, tuần nào chỉ thu giấy, tuần nào thu rác có thể đốt.

Với quy trình như thế này, sẽ không quá ngạc nhiên khi Nhật Bản được bình chọn là một đất nước sạch nhất trên thế giới.

(Quy trình phân loại rác ở Nhật Bản)

Người dân sẽ tự dọn dẹp vệ sinh công cộng, học sinh Nhật Bản sẽ tự dọn dẹp lớp học của mình và gần như mọi trường học, thành phố ở Nhật đều không hề có lao công mà vẫn luôn sạch bóng. Nếu sinh sống ở Nhật Bản, có thể thỉnh thoảng chúng ta sẽ được mời tham gia buổi dọn dẹp, vệ sinh khu dân cư định kỳ. Đa phần mọi người sẽ bắt đầu công việc quét dọn vào lúc 7 giờ sáng cùng nhau để sau đó, họ có thể đi làm công việc đúng giờ.

Với dân số rơi vào khoảng 127 triệu người, dân số ngày càng đông và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên, nếu không tìm ra giải pháp giải quyết rác thải thì sớm muộn đất nước này sẽ sống trong bể rác. Và thực tế đã chứng minh, họ đã giải quyết được việc này vô cùng thành công, rất đáng để chúng ta học tập phải không các bạn!

Bình luận