Thiếu kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ kém, không chấp nhận công việc mức lương khởi điểm thấp, không chịu được vất vả, không làm công việc trái ngành… là những nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao với các bạn sinh viên mới ra trường. Năm nào cũng như năm nào, cử nhân rất khó chạm vào cơ hội việc làm.
Để có được một tấm bằng đại học không phải là chuyện đơn giản, chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có được nó. Những tưởng rằng học xong đại học sẽ tìm được một công việc tốt với mức thu nhập tốt, nhưng nào ngờ rằng nhiều bạn sinh viên ra trường vẫn phải ngậm đắng vì xin được việc đã khó, đòi hỏi gì mức thu nhập cao.
Theo báo cáo sơ bộ của Bộ LĐ-TBXH công bố, trong quý III năm 2017 cả nước có 1,074 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp. Trong số hơn 1 triệu lao động không có việc làm, có 610.900 lao động thanh niên thất nghiệp. Đáng chú ý, số người thất nghiệp có trình độ đại học là 237 người, tăng 53.900 người so với quý II. Nhóm trình độ Cao đẳng có 84.800 người thất nghiệp, tăng 2.200 người so với quý II, nhóm trình độ trung cấp có 95.500 người thất nghiệp, tăng 2.800 người.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cử nhân ra trường thất nghiệp cao, trước hết các bạn cựu sinh viên thường đòi hỏi nhà tuyển dụng phải trả mức lương cao hơn mặt bằng chung. Tuy nhiên, mức lương mà các bạn được nhận lại hoàn toàn không phụ thuộc vào bằng cấp mà còn liên quan đến vị trí, kinh nghiệm của từng viên và giá trị đóng góp của ứng viên đối với tổ chức.
Thực tế cũng cho thấy rằng, nếu các tân sinh viên của chúng ta chứng minh được khả năng của mình qua những đóng góp với công ty, mức lương và vị trí của các bạn sẽ tăng lên tương xứng. Điều này cần có thời gian chứ không thể một sớm một chiều, không thể kỳ vọng nhà tuyển dụng có thể trả cho tất cả các bạn cao ngay từ đầu.
Thực trạng khá phổ biến của sinh viên Việt Nam là việc chọn ngành học đa phàn chạy theo tâm lý đám đông chứ không dựa vào nhu cầu thực tế của thị trường hay vào năng lực thực sự của bản thân. Điều này dẫn đến một số ngành có đông lao động, các bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác để có được việc, nhưng có những ngành vẫn thiếu lao động trầm trọng.
Mặt khác, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên thường ít chú trọng đến kỹ năng mềm, ngoài kiến thức chuyên môn để vượt qua thử thách và những khó khăn trong bước đường phía trước thì các kỹ năng này lại vô cùng quan trọng. Đến khi ra trường mới thấy bản thân còn nhiều thiếu sót, không hẳn là muộn nhưng các bạn lại mất thời gian để trau dồi thêm, vừa tốn thêm chi phí vừa lãng phí thời gian.
Nhiều bạn sinh viên khi chỉ mới chân ướt chân ráo ra trường đều mong muốn tìm cho mình công việc nhẹ nhàng, lương cao, ổn đinh. Các bạn đâu hiểu được rằng năng lực như thế nào sẽ được trả lương đúng với mức năng lực và các bạn cần nhìn nhận vào thực tế nhu cầu việc làm và tuyển dụng. Mãi ngồi đó tìm việc nhẹ lương cao để rồi bỏ qua những cơ hôi cho chính mình.
Trường đại học sẽ dạy cho chúng ta rất nhiều kiến thức từ vi mô đến vĩ mô, từ thực tế đến hàn lâm, giúp chúng ra có cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, có học là có lợi, hãy biến nó thành cơ hội cho bản thân mình, trau dồi kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, chắc chắn không một nhà tuyển dụng nào có thể từ chối các bạn.
BM chúc các bạn tân sinh viên nhanh chóng tim được cho mình một công việc như ý!